DANH MỤC SẢN PHẨM

Tranh làng Hồ – dòng tranh đề tài cuộc sống, đậm bản sắc Việt

support haravan
Th 2 10/02/2025
Nội dung bài viết
Tranh làng Hồ hay tranh Đông Hồ, tranh làng Đông Hồ là một dòng tranh dân gian nổi tiếng về đề tài cuộc sống, mang đậm bản sắc Việt. Vậy bạn đã biết tranh làng Hồ được vẽ trên giấy gì? Quy trình làm tranh như thế nào? Hay thưởng lãm tranh làng Hồ ở đâu? Hãy cùng Tranh 3D Tùng Dương tìm hiểu ngay sau đây.
 
Tranh làng Hồ là một dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam
                                  Tranh làng Hồ là một dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)

Tranh làng Hồ là một dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Những bức tranh độc đáo này thường được vẽ trên giấy điệp, sử dụng màu sắc tự nhiên và khắc in trên ván gỗ. Tranh làng Hồ không chỉ tái hiện lại cuộc sống sinh động, tươi đẹp mà còn mang những giá trị văn hóa và nghệ thuật dân tộc to lớn.

1. Tranh làng Hồ – tranh dân gian nổi tiếng Việt Nam

Tranh làng Hồ là gì? Tranh làng Hồ còn được gọi là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian đặc trưng của Việt Nam, xuất xứ từ làng tranh Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước đây, tranh thường được bán vào dịp Tết Nguyên đán, người dân nông thôn sẽ mua về dán trên tường, đến hết năm lại đốt bỏ và thay tranh mới vào mỗi năm. 

Tranh tết Đông Hồ mang nét tinh túy và giá trị văn hóa to lớn, thông qua những hình ảnh dân dã, gần gũi để thể hiện những thông điệp đầy tính nhân văn. Ngoài ra, tranh làng Hồ rất đa dạng về mẫu mã, thể loại và chủ đề, phản ánh hầu hết tất cả những gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động, từ hình ảnh chăn trâu thổi sáo, đấu vật, đánh ghen cho đến ước mơ vinh hoa phú quý, lễ trí, nhân nghĩa và cuộc sống lứa đôi, gia đình…

Tranh tết Đông Hồ mang nét tinh túy và giá trị văn hóa to lớn

Tranh tết Đông Hồ mang nét tinh túy và giá trị văn hóa to lớn (Ảnh: sưu tầm)

 

2. Những nét độc đáo tạo nên sức hút của tranh Đông Hồ

Tranh dân gian Đông Hồ có những nét độc đáo gì mà lại nổi tiếng, thu hút, hấp dẫn đến vậy?Tranh 3D Tùng Dương sẽ bật mí ngay sau đây.

2.1. Được vẽ trên giấy điệp

Nét độc đáo đầu tiên tạo nên sức hút của tranh làng Hồ chính là chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ là giấy điệp. Người ta sẽ nghiền nát vỏ con điệp – một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn cùng với hồ dán (hồ nấu từ bột gạo tẻ hoặc gạo nếp, bột sắn) và sử dụng chổi lá thông quét hồ lên mặt giấy dó. 

Chổi lá thông sẽ tạo ra các ganh chạy theo đường quét, vỏ điệp sẽ cho màu trắng, lấp lánh dưới ánh sáng. Ngoài ra, họ cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp để tạo nên các tác phẩm tranh làng Hồ độc đáo và sáng tạo.

Tranh làng Hồ được vẽ trên giấy điệp

Tranh làng Hồ được vẽ trên giấy điệp (Ảnh: sưu tầm)

2.2. Sử dụng màu sắc tự nhiên

Trong tranh làng Hồ, những màu sắc sử dụng đều là màu tự nhiên. Màu đen được lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hoặc than lá tre, sau khi ngâm kĩ trong chum vại vài tháng mới sử dụng được. Màu xanh được lấy từ gỉ đồng hoặc lá chàm – loại lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, thường dùng để nhuộm quần áo. Màu vàng được lấy từ hoa dành dành và hoa hòe – loài hoa thường dùng để sắc nước uống thanh nhiệt vào mùa hè. Màu đỏ được lấy từ gỗ vang, sỏi son trên núi Thiên Thai. 

Các chất màu thô này sau khi lấy về sẽ được trộn lại với nhau và hoà cùng một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy cứng hơn sau khi phơi khô.

Những màu sắc sử dụng trong tranh làng Hồ đều là màu tự nhiên

Những màu sắc sử dụng trong tranh làng Hồ đều là màu tự nhiên (Ảnh: sưu tầm)

2.3. Dùng ván khắc in

Ván khắc in trong tranh làng Hồ có hai loại là ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị bởi gỗ thị có thớ đa chiều, mềm và dễ khắc. Dụng cụ khắc ván chính là các mũi đục, còn được gọi là bộ ve, làm bằng thép cứng và mỗi bộ ve có khoảng 30 – 40 chiếc. Ván in màu được làm bằng gỗ mỡ vì loại gỗ này có khả năng giữ màu cao hơn so với nhiều loại gỗ khác khi in tranh.

Tranh làng Hồ dùng ván khắc in

Tranh làng Hồ dùng ván khắc in (Ảnh: sưu tầm)

2.4. Đề tài tranh làng Hồ phản ánh cuộc sống

Tranh Đông Hồ có sức hút với nhiều người cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, gần gũi và gắn liền với văn hoá người Việt. Tranh làng Hồ thường sử dụng những hình ảnh bình dị, đời thường như chăn trâu, đánh cá, hoặc những cảnh vật thiên nhiên và vườn làng tươi tốt…

Tùy theo nội dung chủ đề, tranh làng Hồ được chia thành 7 thể loại chính, bao gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật, tranh phản ánh sinh hoạt.

Những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị và gần gũi

Những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị và gần gũi (Ảnh: sưu tầm)

2.5. Mang giá trị văn hóa, nghệ thuật to lớn

Không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, tranh làng Hồ còn mang những giá trị văn hóa, nghệ thuật to lớn. Những bức tranh này được coi là một biểu tượng, một nét đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt.

Với giá trị văn hóa, nghệ thuật to lớn ấy, nghề tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia từ năm 2013. 

Tranh làng Đông Hồ mang những giá trị văn hóa, nghệ thuật to lớn

Tranh làng Đông Hồ mang những giá trị văn hóa, nghệ thuật to lớn (Ảnh: sưu tầm)

3. Quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ

Tranh làng Hồ được làm hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống. Để hoàn thiện một bức tranh Đông Hồ, người nghệ nhân sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là chi tiết về các bước thực hiện:

  • Sáng tác và tạo ván khắc gỗ: mỗi bức tranh làng Hồ sẽ có từ 2 – 5 ván khắc gỗ khác nhau, tùy thuộc vào màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất và đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
  • Chuẩn bị giấy điệp: để có một tờ giấy điệp hoàn chỉnh, người ta sẽ phải chọn lựa từng loại vỏ dó, sau đó trải qua nhiều công đoạn như phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô và đóng xén thành phẩm. Cuối cùng, họ sẽ quét hồ điệp lên để giấy bóng đẹp và bền hơn.
  • In tranh: màu sắc trong tranh làng Đông Hồ gồm 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên như: màu đỏ từ gạch non, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đen từ than lá tre, màu xanh từ lá chàm và màu trắng từ vỏ sò điệp. Mỗi bức tranh thường cần từ 2 – 5 ván khắc, mỗi ván tương ứng với một màu. Đầu tiên sẽ in màu đậm, tiếp theo là màu nhạt và cuối cùng là màu đen để hoàn thành bức tranh.
  • Phơi tranh: sau khi in hoàn tất, tranh sẽ được phơi cho đến khi khô hoàn toàn.

Mỗi bức tranh làng Hồ sẽ có từ 2 - 5 ván khắc gỗ khác nhau

Mỗi bức tranh làng Hồ sẽ có từ 2 – 5 ván khắc gỗ khác nhau (Ảnh: sưu tầm)

4. Hình ảnh và ý nghĩa của một số bức tranh làng Hồ nổi bật

Tranh dân gian Đông Hồ mang tính biểu trưng, trang trí nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc và gần gũi với đời sống của người dân Bắc Bộ. Không chỉ vậy, tranh làng Hồ còn phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần và vật chất của con người, thể hiện ước mong của người lao động về một cuộc sống gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc và một xã hội công bằng, tốt đẹp.

Dưới đây là một số hình ảnh tranh làng Hồ có ý nghĩa đặc biệt:

  • Tranh “Đàn lợn âm dương”: bức tranh gắn bó với cuộc sống sinh hoạt bình dân, thể hiện mong muốn về một cuộc sống sung túc, an nhàn, cảm nhận về tình yêu thương và sự che chở của tình mẫu tử.

Bức tranh dân gian làng Hồ "Đàn lợn âm dương"

Bức tranh dân gian làng Hồ “Đàn lợn âm dương” (Ảnh: sưu tầm)

  • Tranh “Vinh Quy bái tổ”: đây không chỉ là vinh dự cho tân khoa, cho cha mẹ mà còn là dịp để vị tân khoa thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên, cha mẹ và người thầy dạy theo đạo lý Việt Nam “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Đây là một truyền thống văn hóa rất đáng quý và đáng trân trọng.

Tranh "Vinh Quy bái tổ"

Tranh “Vinh Quy bái tổ” (Ảnh: sưu tầm)

  • Tranh “Đánh ghen”: hình ảnh một bà vợ xắn váy xông tới, tay cầm kéo định cắt tóc cô nhân tình, ông chồng bị bắt quả tang nhưng một tay vẫn ôm nhân tình để bảo vệ còn tay kia thì hòa hoãn với vợ. Đứa bé đang chắp tay van lạy vì cư xử của bậc phụ mẫu. Đây là một bức tranh dí dỏm nhưng mang tính giáo dục sâu sắc, cảnh báo về hành động của cha mẹ có thể ảnh tưởng tới sự hình thành nhân cách của con trẻ. 

Tranh "Đánh ghen" mang tính giáo dục sâu sắc

Tranh “Đánh ghen” mang tính giáo dục sâu sắc (Ảnh: sưu tầm)

  • Tranh “Đám cưới chuột”: bức tranh thể hiện tính cách thuần hậu, chất phác của người bình dân và cũng giàu chất triết lý dân gian, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đám cưới chuột bề ngoài là một đám cưới vui vẻ thế nhưng lại phải có cống vật dâng lên mèo. Bức tranh thể hiện các tầng lớp xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc…

Tranh "Đám cưới chuột" thể hiện các tầng lớp xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật

Tranh “Đám cưới chuột” thể hiện các tầng lớp xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật (Ảnh: sưu tầm)

  • Tranh “Lý ngư vọng nguyệt” (Cá chép trông trăng): bức tranh ngụ ý về ý chí vươn lên, vượt khó, phấn đấu trong học hành và sự thành đạt.

Tranh dân gian làng Hồ "Lý ngư vọng nguyệt"

Tranh dân gian làng Hồ “Lý ngư vọng nguyệt” (Ảnh: sưu tầm)

Viết bình luận của bạn

Hỏi đáp - Bình luận

Nội dung bài viết